028.3832.9966

da khoa ha do

Tư vấn điện thoại

Khám hệ tiết niệu gồm những gì?

Theo các chuyên gia, hệ tiết niệu có vai trò lọc và loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Do đó, chúng ta cần thăm khám hệ tiết niệu thường xuyên để kịp thời phát hiện các bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy khám tiết niệu gồm những gì?

Khám Hệ Tiết Niệu gồm những gì?

Khám hệ tiết niệu gồm những gì?

Khám hệ tiết niệu gồm những gì?

Trong cơ thể con người, hai thận nằm ở hai bên cột sống, bên trong hố thận. Trường hợp đặc biệt, cơ thể chỉ có một thận hoặc ba thận hoặc thận không nằm bên trong hố thận mà nằm lạc ở các vị trí khác trong ổ bụng.

Từ thận đi xuống dọc hai bên cột sống có hai niệu quản. Hai niệu quản đổ vào bàng quang. Nước tiểu từ bàng quang chảy ra ngoài sẽ đi qua niệu quản. Ở nam giới, nước tiểu còn đi qua tiền liệt tuyến vì tiền liệt tuyến nằm bao quanh vùng bàng quang. Khi khám hệ tiết niệu sẽ khám hệ thống từ trên xuống dưới theo thứ tự giải phẫu trên, bao gồm các bộ phận: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến (ở nam giới).

1. Khám Thận

Nhìn: Kiểm tra vùng hố thắt lưng có bị sưng không, phần bụng có khối u nổi lên không

Sờ: Đây là phương pháp quan trọng trong khám thận, bao gồm hai tư thế:

1.1 Tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng

Để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Bác sĩ sẽ kiểm tra lần lượt từng thận. Người bệnh nằm yên, thở đều, thả lỏng bụng. Bác sĩ sẽ sờ khi bệnh nhân thở ra, khi đó các cơ mềm nên sẽ dễ nhận biết.

Bác sĩ sẽ dùng một hoặc hay bàn tay ấn sâu ra phía sau để kiểm tra các khối u sâu còn nhỏ. Ấn nhẹ lên phía trên nếu khối u ở vị trí nông và to.

Một tay luồn xuống phía dưới vị trí hố thắt lưng, một ta đặt lên trên bụng bệnh nhân ở vị trí đối diện, hai tay dần ép sát vào nhau.

Trong khi sờ, bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng bụng và cảm giác đau của bệnh nhân

Tìm dấu hiệu chạm thắt lưng: Một bàn tay để phía sau vùng hố thắt lưng, tay còn lại sờ và ấn nhẹ lên khối u. Nếu thận to sẽ thấy cảm giác chắc ở bàn tay.

Tìm dấu hiệu bập bềnh thận: Một tay đặt phía sau hố thắt lưng. Một tay đặt trên bụng vùng mạn sườn. Giữ yên tay trên, tay dưới ấn mạnh và hất lên. Tiếp tục làm ngược lại, tay dưới để yên, tay trên dùng ngón tay đẩy xuống. Các thao tác này cần thực hiện khi bệnh nhân bắt đầu thở ra và thực hiện nhanh và mạnh nếu không sẽ không có kết quả. Nếu có thận to, tay trên sẽ có cảm giác chạm vào một cục đá.

Khám Thận

Quy trình Khám Thận

1.2 Tư thế nằm nghiêng

Đặt người bệnh nằm nghiêng, một chân duỗi thẳng. Nếu muốn khám thận phải thì nằm nghiêng bên trái, nếu muốn khám thận trái thì nằm nghiêng bên phải. Bác sĩ sẽ ngồi phía sau lưng, tay trái đặt ở hố thắt lưng, tay phải đặt ở bụng. Đặt ngón trỏ cách xương sườn thứ 10 khoảng 2 đốt ngón tay và tiến hành sờ thận khi người bệnh hít sâu.

Kê gối vào mạn sườn phía trên, giúp bệnh nhân nằm nghiêng hơi cong sẽ giúp việc thăm khám dễ dàng hơn, nhất là trong các trường hợp có khối u to hoặc thận đổi chỗ.

2. Khám Bàng Quang

Bình thường không có cầu bàng quang nên sẽ không thấy được bàng quang. Ở người mắc các bệnh lý khiến ứ đọng nước tiểu tại bàng quang khi khám sẽ thấy cầu bàng quang.

Quy trình khám Bàng quang

Quy trình khám Bàng Quang

Cách khám bàng quang:

Nhìn: Nếu bệnh nhân có cầu bàng quang thì vùng hạ vị sẽ nổi một khối u tròn bằng quả cam, có thể to lên tới rốn.

Sờ: Sờ thấy khối u tròn nhẵn, căng, không di chuyển

Gõ: Vùng đục hình tròn lồi lên phía trên

Thông tiểu: Thông được nhiều nước tiểu, khối u xẹp ngay. Thông tiểu là phương pháp chẩn đoán phân biệt so với các khối u khác. Nếu có sỏi bàng quang thì khi thông tiểu bằng ống kim loại sẽ thấy tiếng lạch cạch.

Thăm âm đạo trực tràng: Thấy khối u tròn, nhẵn căng. Khác hẳn các khối u tiểu khung. Có thể sờ thấy sỏi to ở bàng quang hoặc sỏi nhỏ ở “niệu đạo thành”. Ngoài ra, thăm trực tràng âm đạo còn biết được các lỗ rò trực tràng bàng quang âm đạo.

3. Khám Niệu Đạo

Nâng phần quy đầu lên, nặn từ phía trong ra. Ở người bình thường sẽ không thấy gì chảy ra. Ở phụ nữ, vạch hai môi sẽ thấy lỗ niệu đạo ở phía trên, âm hộ ở phía dưới. Kiểm tra các bộ phận này có thể phát hiện các tổn thương như: viêm tấy lỗ niệu đạo, loét miệng sào, có mủ chảy…

Khám Niệu Đạo

Khám Niệu Đạo

5. Khám Tiền Liệt tuyến

Thăm khám trực tràng sẽ kiểm tra được Tiền Liệt tuyến. Đặt người bệnh nằm ngửa, quay đầu ngón tay lên phái trên. Nếu người bệnh nằm sấp, chổng mông thì quay mặt trước ngón tay phía xuống dưới khoảng 6 giờ, đầu ngón tay sẽ chạm vào một khối u nhỏ ở mặt trên của trực tràng. Đây là Tiền Liệt tuyến.

Bình thường, tiền liệt tuyến không sờ thấy được hoặc nếu thấy chỉ hơi lồi lên, có hai thùy và một rãnh ở giữa. Tuyến tiền liệt nằm quanh cổ bàng quang, ôm lấy niệu đạo. Tuyến tiền liệt to lên nếu:

Ung thư tuyến Tiền Liệt: Sờ thấy tuyến tiền liệt tuyến to và rất cứng. Thậm chí có thể sờ thấy nhân ung thư rất cứng, lồi hẳn lên. Có thể to một Thùy hoặc cả hai Thùy.

Viêm Tuyến Tiền Liệt: Sờ thấy tiền liệt tuyến to, mềm hơn và rất đau. Khi thăm trực tràng có thể nặn ra mủ. Lấy mẫu mủ đi đem cấy và soi vi khuẩn. Viêm tuyến Tiền Liệt có thể lan vào bàng quang.

Quy trình khám Tiền Liệt tuyến

Cách khám Tiền Liệt tuyến

6. Thăm khám toàn thân

Khám hệ tiết niệu cần phải khám toàn thân như: 

Xác định tình trạng phù; 

Khám tim mạch; 

Khám huyết áp; 

Xét nghiệm máu; 

Soi đáy mắt, …

Mong rằng thông qua nội dung bài viết: Khám hệ tiết niệu gồm những gì? Quý bệnh nhân đã nhận được thông tin cần thiết về hệ tiết niệu và có nhận định chính xác để không mang lại những hậu quả đáng tiếc trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh – vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải. Mọi thắc mắc thêm về vấn đề này hãy liên hệ Tại Đây để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.

(*)Lưu ý: Hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE