028.3832.9966

da khoa ha do

Tư vấn điện thoại

Xét nghiệm máu và các xét nghiệm thường gặp trong khám tổng quát

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm máu thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm định kỳ 6 tháng/ lần giúp phát hiện ra các bệnh thường gặp và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát,…

Xét nghiệm máu và các xét nghiệm thường gặp trong khám tổng quát

Xét nghiệm máu và các xét nghiệm thường gặp trong khám tổng quát

Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu, hay xét nghiệm huyết học là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau.

Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Quy trình xét nghiệm máu

Quy trình xét nghiệm máu

Quy trình xét nghiệm máu

Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể bạn cần tuân theo trước khi làm xét nghiệm. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, bạn phải tuân thủ các hướng dẫn vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

Trước khi xét nghiệm máu

Nhịn ăn uống ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm máu. Chỉ nên uống nước lọc trong thời gian này.

Ngưng tất cả các thuốc đang sử dụng vào sáng ngày lấy máu. Thuốc huyết áp định kỳ vẫn uống được bình thường.

Không hút thuốc lá.

Quy trình xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu thường gồm lấy mẫu máu từ mạch máu ở cánh tay. Các mẫu máu ở trẻ em thường được lấy từ đầu ngón tay áp út.

Bước 1: Bác sĩ buộc xung quanh cánh tay một dây quấn để làm dòng máu chảy chậm lại và làm cho tĩnh mạch nổi rõ hơn, giúp việc lấy máu được dễ dàng.

Bước 2: Lau sạch vùng da bằng chất khử trùng trước khi lấy mẫu máu.

Bước 3: Đưa kim tiêm vào tĩnh mạch lấy máu.

Bước 4: Khi lấy mẫu xong, kim tiêm sẽ được rút ra,  áp một miếng bông chặt trên da một vài phút.

Bước 5: Băng vết thương nhỏ để giữ cho nó sạch sẽ.

Bước 6: Sau khi lấy máu, mẫu máu được đưa vào chai có dán nhãn tên và chi tiết của bạn. Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc thử nghiệm với hóa chất, tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra.

Xét nghiệm máu và các xét nghiệm thường gặp trong khám tổng quát

Xét nghiệm máu và các xét nghiệm thường gặp trong khám tổng quát

Xét nghiệm máu và các xét nghiệm thường gặp trong khám tổng quát

Công thức máu

Định lượng các thành phần quan trọng của máu như: Hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu,…

Mẫu thử xét nghiệm công thức máu thường lấy từ mạch máu gần khuỷu tay, cho ta biết cơ thể có gì bất thường như thiếu máu, giảm tiểu cầu, nhiễm trùng, ung thư máu,…

Xét nghiệm đường huyết (đường máu)

Định lượng hàm lượng Glucose có trong máu, từ đó xác định bệnh nhân có bị tăng hay giảm đường huyết hay không, có bị mắc bệnh tiểu đường hay không và mức độ nào?

Xét nghiệm chức năng thận

Gồm Ure, Creatinin, giúp phát hiện sớm các bệnh lý về thận hoặc vấn đề gặp phải. Từ đó, bác sỹ sẽ sàng lọc, xác định nguyên nhân, hướng dẫn điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống và kê đơn thuốc nếu cần.

Xét nghiệm men gan

Gồm AST, ALT, GGT,… nhằm đánh giá các chức năng khác nhau của tế bào gan. Từ kết quả này có thể khẳng định gan của bệnh nhân có bị tổn thương, suy giảm chức năng gan hay không và mức độ tổn thương như thế nào.

Xét nghiệm mỡ máu

Đưa ra 4 chỉ số mỡ máu quan trọng là Triglyceride, Cholesterol toàn phần, HDL – Cholesterol và LDL – Cholesterol.

Những chỉ số này sẽ đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ, liên quan đến bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Do đó, đây là xét nghiệm cận lâm sàng quan trọng với bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đang mắc bệnh tim mạch.

Xét nghiệm tìm vi khuẩn H.Pylori trong hơi thở: Nhằm phát hiện vi khuẩn HP gây viêm dạ dày.

Xét nghiệm bilirubin.

Bilirubin là một sắc tố vàng da cam, là chất thải của sự vỡ hồng cầu bình thường trong máu. Bilirubin đi qua gan và cuối cùng sẽ đi ra khỏi cơ thể. Xét nghiệm Bilirubin là dùng để kiểm tra nồng độ bilirubin trong máu.

Xét nghiệm Acid Uric máu:  hỗ trợ chẩn đoán bệnh Gout.

Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B, C. Trong đó:

Xét nghiệm kháng nguyên HbsAg nhằm chẩn đoán kết quả cho bệnh nhân biết có bị viêm gan B hay không, biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít để để theo dõi tình hình của căn bệnh và tìm cách điều trị phù hợp.

Xét nghiệm kháng thể Anti-HBs nhằm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể với virus gây ra viêm gan B. . Với người đã từng tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan B, thì anti-HBs chính là kháng thể được hình thành sau khi tiêm vắc-xin.

Xét nghiệm Anti-HCV nhằm xác định sự tồn tại của kháng thể kháng virus viêm gan C trong cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là cơ thể có nguy cơ cao bị nhiễm virus và cần làm thêm các xét nghiệm khác để chắc chắn. 

Xét nghiệm tuyến giáp (TSH, FT4) nhằm chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tuyến giáp.

Xét nghiệm phết cổ tử cung bằng phương pháp PAP SMEAR để tầm soát ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm phân tích nước tiểu: Giúp phát hiện một loạt các rối loạn chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận và đái tháo đường.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

Nhằm tìm lượng máu rất ít trong phân mà mắt thường không nhìn thấy được. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống đường tiêu hóa gặp vấn đề như: có khối u hoặc polyp hoặc ung thư đại tràng – trực tràng

Các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư: Buồng trứng (CA 125), gan (AFP), đại tràng (CEA)

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm phổ biến có thể giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều tình trạng sức khoẻ bất thường trong cơ thể. Hi vọng với những thông tin cung cấp phía trên, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các chỉ số xét nghiệm máu. Nếu còn thắc mắc thêm về vấn đề này hãy liên hệ Tại Đây để được hỗ trợ sớm nhất.

(*)Lưu ý: Hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE